An nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên là một nghi thức hết sức quan trọng được thực hiện đối với bàn thờ người mới mất sau 49 ngày. Khi thực hiện nghi thức này, gia chủ cần nắm được những quy tắc để không phạm phải những điều cấm kỵ. Trong bài viết lần này, Vietnamarch mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về nghi thức an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên nhé!
1. An nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên là gì?
An nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên hay còn gọi là chuyển bàn thờ sau 49 ngày là một nghi thức mà người thân trong gia đình cần thực hiện sau khi hết 49 ngày người mất. Theo quan niệm dân gian, nghi thức này được thực hiện để đưa vong linh người mới mất về với ông bà, tổ tiên, không còn cô quạnh một mình tại bàn thờ vong nữa.
2. An nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên diễn ra như thế nào?
An nhập hương linh người lên bàn thờ gia tiên là nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng dân tộc Việt Nam, ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chính vì thế mà khi thực hiện nghi thức này, gia chủ cần chuẩn bị từng bước thật chu đáo, cẩn trọng và tỉ mỉ để nghi thức diễn ra nghiêm túc và thuận lợi nhất, để người đã khuất có thể nhanh chóng đoàn tụ với ông bà, tổ tiên.
Khi thực hiện nghi thức an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên, gia chủ cần chuẩn bị từng bước thật chu đáo
2.1 Chọn ngày lành, tháng tốt
Việc chọn ngày, tháng tốt là việc quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện trước khi an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên. Ngày thực hiện nghi lễ an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên phải là ngày tốt, là ngày Hoàng đạo, ngày có nhiều sao tốt chiếu và đặc biệt phải hợp mệnh và hợp tuổi với người đã mất. Tránh tuyệt đối chọn những ngày xấu như: Bách kỵ, Công kỵ, Nguyệt kỵ, Sát chủ, Tam nương, Vãng vong… hoặc ngày kỵ với tuổi của người đã mất. Gia chủ có thể chọn ngày tốt bằng cách tự xem sách tử vi hoặc mời thầy phong thủy, thầy tử vi hoặc thầy cúng về giúp chọn ngày tốt chính xác nhất.
>>Xem thêm: 80++ Mẫu tủ thờ Phật Nhật Bản cho phòng thờ Việt hiện đại
2.2 Chuẩn bị mâm lễ
Sau khi chọn ngày tốt rồi thì gia chủ cần chuẩn bị lễ vật, mâm lễ cúng an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên. Mâm lễ cúng cần phải đầy đủ, đẹp mắt, tươi ngon với các lễ vật sau:
- 1 con gà trống luộc
- 1 dĩa xôi ( có thể nhiều hơn)
- 1 mâm ngũ quả (gồm 3,5,7 hoặc 9 quả)
- 1 chai rượu trắng
- 1 lọ hoa tươi (gồm 5,7 hoặc 9 bông)
- Tiền vàng (3 lễ tiền vàng + 1 đinh lễ tiền vàng)
- 3 lá trầu têm sẵn, 3 quả cau
- 1 chén nước sạch, 1 chén muối, 1 chén gạo
- 2 bộ đồ cúng vàng và đỏ, phải có đầy đủ quần áo, mũ, hài, hia, kiếm
- 2 con ngựa giấy vàng và đỏ.
- Hương, sớ cúng
Mâm cỗ cúng lễ an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên cũng cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo
2.3 Làm lễ an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên
Sau 2 bước trên, gia chủ sẽ bắt đầu làm lễ an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên. Việc làm lễ này rất quan trọng, vì thế gia chủ nên mời thầy cúng, nhà sư... làm lễ giúp để việc an nhập hương linh diễn ra trọn vẹn và thuận lợi.
Sau khi làm lễ xong, chờ hương cháy hết, gia chủ đem bộ đồ cúng, ngựa giấy, tiền vàng đi hóa. Gạo muối thì đem rắc trước cửa là xong.
2.4 Giải bàn thờ vong sau khi an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên
Việc giải bàn thờ vong sau lễ an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên hay xử lý các đồ vật trên bàn thờ vong cần phải thành tâm và kính cẩn để không làm vong tức giận.
- Đối với bát hương cũ, gia chủ có thể đem chôn hoặc mang thả trôi sông.
- Đối với bài vị, chuyển lên bàn thờ gia tiên một cách cẩn thận, đặt sao cho ngay ngắn và đúng vị trí thứ bậc của người đã mất trong gia đình, dòng tộc.
- Đối với bàn thờ vong, sau khi an nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên thì bàn thờ vong sẽ không cần dùng nữa, gia chủ có thể tận dụng bàn thờ vong để thờ tạm những thứ có thể dùng được, những thứ không dùng tới có thể đốt bỏ. Chỗ đặt bàn thờ vong nên quét dọn sạch sẽ.
Vietnamarch – Chuyên gia phòng thờ: 0904.202.880