Có nhiều thông tin thú vị về việc người công giáo làm những gì trong ngày lễ Tết cổ truyền. Có gì khác người bên lương hay không ? trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin thú vị về điều trên cũng là những thông tin hữu ích cho những ai yêu thích và tò mò tìm hiểu về công giáo.
Thông thường trước đêm giao thừa, cũng như mọi người mọi nhà họ đều giữ vững nếp sống truyền thống của dân tộc Việt Nam: đi lễ Tết hàng xóm láng giềng bằng những món quà nhỏ tượng trưng cho tình làng nghĩa xóm hay biếu ông bà thông gia : Cân miến, gói bánh...
Ngày 29, 30 Âm lịch, sau khi nhà cửa đã chuẩn bị chu đáo, gia chủ sẽ đi tảo mộ, viếng nghĩa trang chăm sóc phần mộ gia tộc, mời đón Ông Bà về ăn Tết với con cháu, đoạn đi chợ tất niên để mua cây trái quen gọi là ngũ quả, ít chục bông hoa hay đôi chậu cảnh. Ngoài Bắc thì thường sắm hoa Đào, trong Nam chủ yếu là hoa Mai chưng Tết. Cha mẹ, người lớn trong gia đình thì chuẩn bị ít phong bao lì xì. Trưa hoặc chiều, mỗi nhà đều làm một mâm cỗ để dâng trên bàn thờ Tổ tiên và thắp hương kính cẩn mời Ông Bà về ăn Tết. Sau đó con cháu trong họ tộc ngồi chung với nhau ngày cuối năm, gẫm sự đời, nhớ về những vui buồn của một năm đã qua. Quãng độ chập tối thì tiệc tàn, cả nhà chuẩn bị để đón Giao thừa.
Và làm đầy đủ mọi thứ đồ ăn chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán khi thực sự đến.
Vào đêm giao thừa, mọi người ngồi quây quần bên nhau cùng chúc nhau những lời chucs tốt đẹp nhất và khi đồng hồ điểm danh 12h mọi người sẽ sang nhà nhau khai xuân vào đêm giao thừa , cho tới 1,2 giờ sáng mới về tới nhà .
Đầu năm ngày mùng 1, như bên tôn giáo không thì họ sẽ đi lễ chùa hay lễ nhà thờ họ, thăm thú anh em bạn bè người thân là tùy thích. Còn đối với người công giáo họ sẽ tập trung ở nhà thờ lớn và tham dự lễ nghi quan trọng đầu tiên trong năm mới tại Nhà thờ.
Trong nhà thờ sẽ có nhiều nghi thức thể hiện sự tôn kính đối với bậc Thánh Chúa sau đó mọi người sẽ cùng lên được Cha xứ mừng tuổi và gửi lời chúc tốt đẹp nhất.