Thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất: Chung cư, biệt thự, nhà phố Hà Nội

Hotline 24/7 trần thạch cao 0984.77.99.66 - 0918.248.297 Điện thoại bàn trần thạch cao 04.66812328 Địa điểm trần thạch cao 61 Nguyễn Xiển

Liên hệ với chúng tôi

 facebook icon tran  twiter icon tran  google icon tran  youtube icon tran

Hỗ trợ trực tuyến

Phòng thiết kế
0904.183097
Phòng kỹ thuật 0918.248.297
Phòng hành chính 04.66812328
Phòng bảo hành 0918.248297

Tin tức Công trình

Tran thach cao Vietnamarch

tran-thach-cao-dep

Chuyên thi công, cung cấp vật tư

Mẫu bàn thờ đẹp chuẩn phong thủy

101 Mẫu bàn thờ đẹp chuẩn phong thủy

101+ Mẫu bàn thờ đẹp chuẩn phong thủy

1000 Mẫu ghế sofa đẹp

Mẫu ghế sofa đẹp ấn tượng

tran-thach-cao-gmail-icon Email liên hệ: vietnamarch.ltd@gmail.com | KTS Nguyễn Trường tư vấn 0918.248.297 - 04.6681.2328

A+ A A-

Những điều cần biết về văn hóa thờ cúng Nhật Bản

Đánh giá
(0 votes)

Việt Nam có phong tục thờ cúng tổ tiên từ rất lâu đời . Và Nhật Bản cũng là một trong những nước đặc biệt có nền văn hóa tôn sư trọng đạo và lễ nghi bậc nhất nhì trên thế giới. Không hề khó khăn khi bạn hình dung về nền văn hóa thờ cúng tại Nhật Bản như thế nào bởi ít nhiều qua phim ảnh hoặc qua cac chương trình về văn hóa Nhật bản cũng đã trình chiếu khá đầy đủ những đặc điểm nổi bật trong nền văn hóa của họ. Sau đây chúng tôi xin đưa ra những thông tin cơ bản về văn hóa thờ cúng tại Nhật .

Thông tin về những phong tục thờ cúng Nhật Bản

Có thể nói tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên luôn được người Nhật Bản tôn kính và coi trọng. Tuy có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam, nhưng việc cúng tế ở Nhật Bản cũng có những nét riêng biệt, việc cúng tế tổ tiên thường xuyên diễn ra; ở Nhật Bản do đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng riêng của mình mà lễ cúng tổ tiên chỉ được hiện vào một dịp nhất định trong năm. Cho đến nay, người dân Nhật Bản thường tập trung tiến hành nghi thức cúng tế tổ tiên vào nhiều dịp nhưng bài viết chỉ đề cập đến 3 dịp quan trọng nhất trong năm như:

Ngày giỗ: không như các nước phương Tây là coi trọng ngày sinh, hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á và Bắc Á lại coi trọng ngày mất của những người thân trong gia đình, dòng họ. Vì thế, ngày mất được chọn là ngày giỗ để tưởng nhớ về tổ tiên đã khuất. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, tục cúng tổ tiên Nhật Bản đã có từ lâu, nhưng nó được tiến hành khá đơn giả, không phức tạp, cầu kì và thời gian đầu của tục thờ cúng tổ tiên hầu hết các nghi thức cúng tế đều mang tính chất của đạo Shinto: “Ở Nhật Bản việc cúng giỗ trong gia đình rất đơn giản, nhưng cũng rất trang nghiêm. Vào ngày giỗ, mọi người trong gia đình phải tắm rửa sạch sẽ, làm lễ tẩy uế bằng cách vẩy nước (mishoghi)hoặc khua một cành cây xanh (sakagi) hoặc khua đũa thờ (musa). Những động tác này làm ở ngoài cửa. Không lập các đàn tế cầu kỳ như ở Trung Hoa, có chăng chỉ là một tấm bài vị ghi tên cha mẹ, tổ tiên đã mất hoặc bầy một chậu cây, một phiến đá tượng trưng cho những kỉ niệm về người đã khuất” đặt lên bàn thờ đặc trưng theo phong cách Nhật 

Tuy nhiên, khi Phật giáo được du nhập vào Nhật Bản, các nghi thức cúng tế của đạo Phật cũng đã ảnh hưởng đến các nghi lễ giỗ tổ tiên của người Nhật. Lúc này, lễ giỗ tổ tiên không chỉ được tiến hành tại nhà mà đôi khi có thể được làm tại chùa. Đây là một sự thay đổi lớn so với trước kia.

Những lễ vật thờ cúng dành cho nghi lễ cúng tế trong ngày giỗ tổ nói chung thường có cơm trắng, gạo, hoa quả, nước, muối, các đồ hải sản. Cũng có những vùng họ cúng cá, chim, gà. Tất cả những con vật này đều còn sống. Theo tục lệ, người Nhật không sát sinh trong ngày giỗ tổ tiên. Họ quan niệm, máu là sự ô uế, do đó, trong các nghi thức cúng tế tuyệt đối không sát sinh.

Ngày Tết: Ngày tết cổ truyền của Nhật Bản diễn ra vào những ngày đầu thàng giêng âm lịch. Đây là dịp diễn ra lễ hội lớn nhất trong năm và quan trọng nhất với mỗi gia đình Nhật Bản. Đó cũng là dịp để các thành viên trong gia đình có điều kiện đoàn tụ, sum họp. Vào thời điểm trước Tết, tại các đền thờ Shinto, các vị thầy tu làm lễ thanh tẩy những uế tạp của năm cũ cho dân chúng, còn trong mỗi ngôi nhà, chủ nhân của chúng lại dọn dẹp, trang hoàng lại cho mới hơn. Trong mối gia đình, người ta cũng làm lễ thanh tẩy nhưng mang tính chất tượng trưng. Ngoài ra, họ còn cắm những cành thông lên cổng và bện những dây rơm hoặc giấy treo trên lối vào nhà.

Đêm giao thừa là thời khắc quan trọng của ngày Tết, những người trong gia đình tập trung lại và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và những người thân đã mất. Vào đêm giao thừa, theo truyền thống, các gia đình Nhật Bản cũng sắm sửa một mâm lễ thật thịnh soạn với món chủ đạo là các món nướng đặc biệt và bánh mạch nha (O-mochi), cùng với một số đồ lễ khác. Người chủ gia đình đặt mâm gỗ trước ban thờ và khấn mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Sau khi cúng xong, mọi người cùng thưởng thức các món ăn và trò chuyện vui vẻ cho đến giờ trừ tịch[4] mới thôi. Và cũng như người Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, người Nhật Bản vẫn tin tưởng rằng với khả năng thần bí và siêu nhiên tổ tiên của họ sẽ luôn phù trợ cho con cháu của mình được hạnh phúc, may mắn trong năm mới.

Lễ hội Obon: Theo quan niệm của Phật giáo thì lễ Obon là dịp xá tội vong nhân, là lúc cửa ngục âm phủ mở để các vong hồn được về thăm người thân nơi trần thế. Vì thế, ở những nơi chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam ….người dân đều rất coi trọng việc tổ chức nghi lễ cúng vong hồn người đã khuất trong gia đình, dòng họ.

Lễ Obon được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 13 -17 tháng 7 âm lịch hàng năm. Vào dịp này, các gia đình đốt lửa hoặc treo đèn lồng trước lối vào để dẫn các linh hồn biết lối về. Lễ Obon tiến hành tại các gia đình mang tính chất thờ cúng tổ tiên nhiều hơn là lễ xá tội vong nhân: “Linh hồn được cúng tế trong lễ Obon trước hết là tổ tiên, nhất là linh hồn những người mới khuất và những hồn ma không có người thân chăm sóc”[5]. Tuy vậy, ở mỗi địa phương lại có sự tổ chức lễ Obon khác nhau. Về cơ bản, lễ Obon cũng mang ý nghĩa như lễ năm mới, cũng là thời gian mời thần, Phật và tổ tiên về nhà; là dịp chủ nhân tiến hành các nghi thức cúng tế và thết đãi của vị thần, vong linh tổ tiên những món ăn ngon theo truyền thống với thái độ tôn kính và thân tình. Tuy lễ hội Obon có liên quan đến cái chết, vong hồn… nhưng lại được tổ chức đón các linh hồn bằng màn múa hát nhộn nhịp do các đoàn biểu diễn các trò diễn dân gian của địa phương trình diễn.

Trong dịp này, các gia đình Nhật Bản dọn dẹp sạch sẽ và bày biện trên đó các đồ lễ, gia chủ còn làm cỗ mời đón tổ tiên ở gian Butsudan tại nhà. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình còn đi thăm mộ của ông bà tổ tiên và người thân, họ dọn cỏ và trồng hoa mới cho các ngôi mộ.

Lễ tiễn hồn là nghi thức cuối cùng của lễ hội Obon. Người ta đốt lửa tiễn trước cổng nhà, thả đồ cúng và cả những cây đèn lồng xuống sông, biển. Mọi người đều tin rằng các linh hồn sẽ theo ánh sáng của các đèn lồng tìm về miền cực lạc.

Nguồn: fb câu chuyện Nhật Bản

Sửa lần cuối: Tuesday, 02 July 2019 03:49

THIẾT KẾ & THI CÔNG NHÀ THỜ HỌ

thiet-ke-thi-cong-xay-dung-nha-tho-ho